Sunday, June 05, 2011

MẤT NGƯỜI VÀ PHÍ LỜI

Sách  Luận ngữ  có ghi lời Khổng tử như sau:

子曰:「可與言而不與之言,失人;不可與言而與言,失言。知者不失人,亦不失言」 (《論語·衛靈公第十五》) ( Tử viết: “ khả dữ ngôn nhi bất dự chi ngôn, thất nhân; Bất khả dữ ngôn nhi dữ ngôn, thất ngôn. Trí giả bất thất nhân, diệc bất thất ngôn). Có thể dịch nghĩa là: Với người có thể cùng nói chuyện mà không nói chuyện cùng họ, như vậy là bỏ qua mất người đáng nói; Với người không thể nói chuyện cùng mà mình vẫn cứ nói, như vậy là uổng phí mất lời của mình. Bậc trí giả không để mất người , cũng không để phí mất lời. 

Lời Khổng tử ở trên với ý khuyên mọi người trong việc giao tiếp nói chung cần phải minh triết, lúc nào đáng nói, lúc nào không đáng nói, nhưng đồng thời cũng có ý cụ thể nói về việc dùng lời để truyền dạy. Với người nào muốn nghe, người nào đang cần trợ giúp, đang cần truyền dạy, đang cần tư vấn mà mình không mở lòng mà truyền giảng, mà trao đổi, đối thoại hướng dẫn, thì như vậy là đã để mất người.  Thất nhân (mất người) với ý nghĩa là  đáng dạy dỗ truyền thụ, tác thành cho họ để có thêm người tốt cho đời mà đã bỏ lỡ không làm. Điều này rất quan trọng đối với bậc làm thầy. Xét riêng về ảnh hưởng của thầy đối với trò, thầy giỏi chuyên môn chưa đủ, thầy còn phải sẵn sàng truyền thụ, sẵn sàng trợ giúp học trò. Kinh nghiệm của người đi trước có thể rút ngắn và tiết kiệm thời gian cho người đi sau.

Trong giao tiếp với người, và cả trong việc dạy người, phải làm sao cho đừng  để mất người, nhưng cũng đừng để phí mất lời của mình. Người nghe lời ta mà không thể hiểu được, hoặc người không đáng nói mà mình nói, người không muốn nghe mà mình nói, nói với những đối tượng đó là phí lời. Với loại đối tượng này, nói với họ, giảng giải cho họ không những là lãng phí công sức thời giờ, mà đôi khi còn gánh thêm sự bực bội, thất vọng, thậm chí là tai vạ. Vì vậy thánh nhân dạy đừng để phí lời mình, chỗ đáng nói thì nói, chỗ không đáng nói thì thôi.

Có những người tri thức đầy mình, trí tuệ uyên bác, nhưng ít khi cởi mở, quá kiệm lời, chỉ sợ người khác lấy mất ý tưởng của mình, sợ học trò hơn mình, hoặc cố làm cho lời nói của mình trở nên quý giá tới mức ít bày tỏ và truyền giảng cho người khác. Loại này có thể mang theo tri thức của mình xuống mồ một cách lãng phí, hoặc thực sự là họ không có mấy thứ để nói. 

Không để phí lời và không để mất người là loại minh triết ứng xử dành cho người trí thức, đặc biệt là  bậc trí thức đang đảm nhiệm việc giảng dạy truyền thụ tri thức, nghề nhà giáo nói chung. Nó là một thứ triết lý giáo dục, triết lý ứng xử thầy trò và  giao tiếp xã hội. Sự tổng kết này hay, sâu sắc nhưng nó  cũng không dễ thực hiện. Cái khó của nó chính là ở chỗ cứ phải phung phí khá nhiều lời lẽ công sức rồi thì may ra mới biết được rằng ai là người thực sự  muốn nghe ? Thường thì nói xong rồi mới rút ra được rằng mình đã phí lời.  Đó là chưa kể  tới trường hợp biết là nói thì phí mà vẫn cứ phải nói. Đây là trường hợp giảng dạy cho đối tượng  không thích nghe nhưng do hoàn cảnh bắt buộc vẫn cứ phải nói. Nói kiểu này quả là cực hình. Lại có trường hợp biết rằng mất người mà vẫn không thể nói. Đó lại là trường hợp do những hoàn cảnh thật đặc biệt, có những điều đúc rút cho bản thân nhưng không thể, hoặc không tiện nói cho  người khác.

Quan sát cách mà các nhà khoa học, các bậc thầy ngày nay nhận xét học trò, nhận xét nghiên cứu sinh, nhận xét công trình người khác thì ta thấy đạo dùng lời có lẽ phức tạp hơn ngày xưa nhiều. Có những bài nhận xét nghe rồi không rõ thế là khen hay chê, ai hiểu thế nào cũng được. Lại có loại nhận xét  nói vòng nói vo, nói đủ các thứ, nhưng chẳng có gì là thực sự gọi là đánh giá nhận xét cả. Người khen quá lên một chút thì sợ người khác cho rằng chắc cảm tình cá nhân hoặc lý do đặc biệt thì mới khen thế. Chê trách chất vấn nhiều thì người khác lại nghĩ chắc là thầy trò có chuyện, hoặc quan hệ có chiều không ổn, hoặc nhằm hạ uy tín thầy nó…Thường thì nhận xét công trình khoa học của ai đó nhìn vào công trình thì ít, nhìn vào người viết nó, thầy của người viết, nhìn vào cả những người xung quanh để nhận xét.  Có những bản nhận xét có tới ½ nội dung nhằm vào thư mục tài liệu tham khảo và cách chia chương mục, còn các luận điểm, phương pháp thì không động tới bao giờ. Việc chọn từ ngữ cho một lời nhận xét thì  toàn những từ chừng mực tròn vo:  có lẽ, phải chăng, nên chăng, viết thế này thì tốt hơn, góp ý đây chỉ là cho tốt hơn còn không ảnh hưởng gì tới việc đánh giá công trình khoa học này… Với loại nhận xét như vậy thì người viết dễ đẹp lòng, yên tâm, thậm chí sung sướng, nhưng không thấy được chỗ nào là thực sự khiếm khuyết, chỗ nào cần sửa chữa.  Nhận xét thế hình như là vừa phí lời vừa mất người.

Để cho con cháu vài ba thế kỷ sau có tư liệu nghiên cứu về văn phong nhận xét công trình khoa học, cho quốc dân đồng bào hậu thế chiêm ngưỡng, chắc phải tìm cách giải quyết vấn đề bản quyền mà đưa lên blog này vài văn bản nhận xét  tiêu biểu, có như vậy loại văn bản đó mới không thành  thất ngôn  và chúng ta cũng không sợ lỗi thất nhân  với người đời sau.

Đạo dùng lời mới thực khó thay.

7 comments:

  1. Cảm ơn Thầy, người Thầy đáng kính!

    ReplyDelete
  2. Casino - Dr. D&D
    Dr. D&D Casino is 광주 출장안마 the latest location in the D&D world where you will find the best 군산 출장안마 in-person slot games. 세종특별자치 출장안마 We 사천 출장마사지 offer 과천 출장마사지 the widest selection of games,

    ReplyDelete
  3. Casinos in the UK - How to find good games - GrizzGo
    So, what do we jancasino.com mean by wooricasinos.info “casinos in the UK”? to gri-go.com find a casino and live casino games on a mobile herzamanindir.com/ phone device in 2021. https://deccasino.com/review/merit-casino/

    ReplyDelete