Sunday, November 21, 2010

THUYẾT “ BÁT VINH, BÁT SỈ” CỦA HỒ CẨM ĐÀO


Tháng 3 năm 2009, tại buổi họp tổ trong Đại hội toàn quốc Chính Hiệp (Hội nghị chính trị hiệp thương Trung Quốc-tổ chức chính trị xã hội tương đương với Mặt trận Tổ quốc của Việt Nam), Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã đưa ra luận thuyết "Bát vinh, bát sỉ": tám điều lấy làm vinh quang, tám cái xem là sỉ nhục. Luận thuyết xây dựng quan niệm vinh, nhục  ngày nay của Hồ Cẩm Đào đang gây tiếng vang trong xã hội Trung Quốc.
Thuyết "Bát vinh, bát sỉ" thể hiện sự lo lắng và đối phó của những người lãnh đạo đất nước rộng lớn này đối với tệ suy thoái đạo đức, sự trống rỗng về các quan niệm giá trị hoặc quá thiên lệch về giá trị vị lợi, coi lợi là trên hết của một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Đối tượng mà thuyết này nhằm tới chủ yếu là lực lượng cầm quyền. Vì vậy có thể xem  thuyết "Bát vinh, bát sỉ" là những đòi hỏi, hay những chuẩn mực mới về đạo đức người cầm quyền.
Sau khi thuyết này ra đời, người Trung Quốc đã mở cuộc vận động lớn để quán triệt và học tập với rất nhiều hình thức phong phú. Người ta diễn ca diễn xứng tám nội dung vinh nhục này. Có người soạn thành dạng  thiên tự văn  cho dễ nhớ dễ thuộc. Các nhân sĩ tổ chức rất nhiều buổi diễn giảng, thảo luận về các nội dung "Bát vinh, bát sỉ". 
Có mấy điểm đáng chú ý:
-                           Các quan niệm giá trị được diễn tả rất ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ dễ nhập tâm, một loại hình thức tuyên truyền giáo dục rất có hiệu quả trong truyền thống Trung Quốc.
-                           Nó có dáng dấp loại hình “ đế huấn”, “ thánh huấn” thời trung đại.
-                           Quan niệm vinh nhục ngoài vài phần nói về trách nhiệm và tình cảm đối với tổ quốc và khoa học ra, các vấn đề còn lại hầu hêt đều kế thừa tư tưởng của Nho gia. Vấn đề nghĩa-lợi, quan hệ  kỷ - nhân, được đặc biệt nhấn mạnh. Về cơ bản nó vẫn là vấn đề đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
-                            "Bát vinh, bát sỉ" có nói tới việc tránh  lợi mình hại người, tuy nhiên không thấy có điểm nào nói về thái độ đối với “ tứ hải” trên thế giới.

Sau đây xin giới thiệu nội dung của  八荣八耻”  BÁT VINH BÁT SỈ (Tám điều vinh, tám điều nhục)

  以热爱祖国为荣、以危害祖国为耻;
Love; do not harm the motherland.
Lấy yêu tổ quốc làm vinh;  tổn hại  tổ quốc làm nhục.
  以服务人民为荣、以背离人民为耻;
Serve;don’t disserve the people.
Lấy phục vụ nhân dân làm vinh,  xa rời nhân dân  làm nhục.
  以崇尚科学为荣、以愚昧无知为耻;
Uphold science;don’t be ignorant and unenlightened.
Lấy đề cao khoa học làm vinh, ngu dốt làm nhục.
  以辛勤劳动为荣、以好逸恶劳为耻;
Work hard; don’t be lazy And hate work.
Lấy chuyên cần làm vinh, lười nhác làm nhục.
  以团结互助为荣、以损人利己为耻;
Beunited and help each other; don’t gain benefitsat   theexpense of others.
Lấy đoàn kết tương trợ làm vinh, hại người lợi mình làm nhục.
  以诚实守信为荣、以见利忘义为耻;
Behonest and trustworthy;don’t chaseprofitat theexpense of your values.
Lấy thành thực giữ tín làm vinh, thấy lợi quên nghĩa làm nhục.
  以遵纪守法为荣、以违法乱纪为耻;
Be disciplined and law-abiding; don’t break laws andviolate disciplines.
Lấy tuân thủ pháp luật kỷ cương làm vinh, phạm pháp làm  nhục.
   以艰苦奋斗为荣、以骄奢淫逸为耻;
Know plain living and hard struggle; do not wallow in luxuries and pleasures.
Lấy phấn đấu gian khổ làm vinh; kiêu sa dâm dật làm nhục.






4 comments:

  1. Tư duy trên tư cách một "quốc gia" (nation) liệu còn thích hợp với xã hội toàn cầu hóa, khi mà cái gọi là "độc lập" cho một quốc gia chỉ còn mang tính tương đối? Tổ quốc - Nhân dân - Khoa học có phải là những khái niệm trường tồn vĩnh cửu? Nhưng gần như chắc chắn được rằng, khung giá này vừa đủ cho một nhà cầm quyền Trung Quốc.

    ReplyDelete
  2. Chào cả nhà - Chúc Giáng Sinh vui vẻ !

    ReplyDelete