Khổng tử dạy học trò: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” ( điều gì mà mình không muốn, thì đừng thi hành cho người khác). Học trò đi theo ai nấy đều tâm đắc, ai cũng cố ghi nhớ lời dạy ấy.Tử Cống sau nhiều ngày theo thầy mệt mỏi, ngồi xuống gốc cây hạnh, nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần, mạnh dạn kiến nghị với thầy:
- Thưa thầy, đạo của thầy thật vĩ đại, nhưng cũng chính vì thế mà con e rằng người đời không với tới được, hay là thầy hạ thấp nó xuống một chút! Điều con nói cũng là ý chung của nhiều anh em thầy ạ.
Khổng tử có ý không vui:
- Tứ ( tên gọi thân mật của Tử Cống) này! anh theo ta nhiều năm rồi, sao anh vẫn có ý nghĩ hồ đồ như vậy, đạo của ta chỉ có một, làm gì có đạo cao đạo thấp. Nói như anh hóa ra lại có nhiều loại đạo hay sao?
Mấy nghìn năm sau, vào một ngày đẹp trời, Tử Cống thức dậy đi dạo vòng quanh khu chợ Cầu Diễn, ngoại ô Long Thành. Tứ nhìn khắp chỗ thấy gì cũng lạ. Nhưng lạ nhất là Tử Cống thấy có một cô bán rau, cô vơ hết mấy mớ rau héo nát vào rổ rồi đổ ra bãi rác sau chợ. Tứ cố lý giải việc này. Mấy nghìn năm trước, trong trường hợp tương tự, những người đàn bàn nước Lỗ đã đem về cho lợn ăn.
Tứ đánh liều hỏi cô gái:
- Thưa quý cô nương, cô có thể cho hay tại sao cô không mang số rau kia về cho quý lợn nhà cô ăn mà lại đổ đi một cách lãng phí như vậy không?
Cô gái nhìn Tứ ái ngại,
- Cái anh này chả biết cái gì cả. Rau em đã tưới nhiều thuốc trừ sâu và phân bón lá, chỉ đem bán cho người thiên hạ thôi, cho lợn nhà em ăn vào cho chúng lăn ra chết à?
Tứ sau một hồi cố gắng nghĩ, chợt hiểu ra sự tình, mồ hôi vã ra như tắm. Là người đã từng trải, bôn tẩu bắc nam, buôn bán vũ khí xuyên quốc gia bị lỗ vốn cũng đã từng nhiều, nhưng chưa bao giờ có việc gì khiến Tứ hoảng hốt như vậy.
Tứ chạy vội về bên mộ Khổng tử, đập thình thịch xuống đất mà gọi:
Phu tử! Phu tử! dậy mau:
Tứ đập mạnh quá, Khổng tử không thể yên giấc nghìn thu, uể oải ngồi dậy gắt:
- Hà sự?
- Dạ thưa, vẫn chuyện đạo cao đạo thấp ngày xưa thầy ạ.
Nói đoạn Tử Cống đem đầu đuôi câu chuyện vừa được sở kiến ngoài chợ thuật lại đầu đuôi cho thầy nghe một lượt. Kể xong, Tứ nằng nặc đòi thầy :
- Thưa thầy, lần này con thống thiết xin thầy hạ thấp đạo của mình xuống. Thầy từng dạy chúng con: “ điều gì mà bản thân mình không muốn, thì đừng thi hành cho người khác”, giờ con xin hạ thấp xuống là “ cái gì mình không muốn cho lợn nhà mình, thì không áp dụng cho người khác”.
Khổng tử nghe đặng hớn hở:
-Hay lắm! hay lắm! hậu sinh khả úy, đạo của ta không cùng đường nữa rồi, ngô đạo thông hồ, ngô đạo thông hồ!
Nguyễn Kim Sơn
Lậu xá Mỹ Đình đêm trở gió 4.2011
Ứ bình luận được gì vì ... đã trót ăn ... loại rau đó rồi. Hu hu hu!
ReplyDeleteGreat!!!!
ReplyDeleteCon lạy Thầy!
ReplyDeleteEm chào thầy!
ReplyDeleteCâu chuyện của thầy rất thâm thúy, vừa có chất hài hước lại vừa có chất bác học.
Ngày trước, khoảng giữa năm 1998, khi K41 Văn A chuẩn bị kết thúc Đại cương, thầy có kể một câu chuyện về chú thỏ, chú cứ chào đi chào lại, cho đến giờ em vẫn nhớ. Em vẫn luôn ngưỡng mộ thầy!
đúng đó bạn
DeleteHôm qua em cũng chia sẻ với học sinh một chuyện về Khổng tử và Nhan hồi người ta viết lại rất hay, nhưng hôm nay đọc truyện thầy tưởng tượng thật sự là thú vị :) Cảm ơn Thầy và chúc Thầy luôn thư thái và bình an!
ReplyDeleteThầy chuyển nghề sang làm nhà văn trào phúng đi thầy ơi!
ReplyDeleteĐọc bài này của Thầy, chẳng phải là sự tưởng tượng mà là một sự phản ánh thực tế về cái thường tính và vẻ chất phác cửa miệng của người nông dân (người trồng, bán rau). Đúng là "Cơm cháo bỗng xui người hóa quỷ,/ Oản xôi dễ khiến bụt nên ma".
ReplyDeleteĐiều thâm thúy là đến như Thánh nhân Khổng Phu Tử cũng bị Thầy (chứ không phải là Tử Cống) lật dậy để thay đổi cái "nhất dĩ quán chi". Trước lòng người, thì Đạo của Phu Tử cũng phải hạ thấp xuống mà chào thua, phải không Thầy?
Thế gian lòng bạc ấy lòng thường...
bạn nói hay lắm
Deletebạn nói hay lắm
DeleteComments của mọi người rất thú vị, cảm ơn nhiều vì nhận được các ý kiến trao đổi.
ReplyDelete